Họ trồng người bằng trái tim
Hàng năm cứ đến ngày 20.11 là mỗi người Việt Nam đều hướng về ít nhất một người thầy người cô đã từng dạy dỗ mình, hướng về một ngôi trường thân yêu với bao kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Và không chỉ những người thầy trong nhà trường, mà còn có cả những bậc thầy ngoài đời thường hay trong làng, nhà chùa, tu viện,… mà mỗi chúng ta từng lĩnh hội kiến thức, lĩnh hội vốn sống, lĩnh hội đạo làm người, cũng có thể đã đùm bọc che chở nuôi dưỡng chúng ta thời niên thiếu gặp trắc trở bất hạnh hoặc lúc chập chững vào đời gian khó. Đó cũng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đầy tính nhân văn ngàn đời của dân tộc.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009
Thế giới thần tiên
Thế giới thần tiên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định đẹp như một giấc mơ vĩnh hằng tuổi nhỏ. Cô bé là chủ thể bức ảnh bị “bao vây” bởi thứ ánh sáng vừa huyễn hoặc vừa tràn đầy sức sống. Nguồn sáng phát ra từ những bong bóng xà phòng bay thấp bay cao lấp lánh những niềm vui. Niềm vui vương vãi trên mái tóc vàng loe hoe, trên bờ vai tròn trĩnh, trên đôi tay ngây thơ tung tẩy của cô bé… Trẻ thơ nào không mơ một thế giới thần tiên vừa lấp lánh diệu kỳ, vừa ăm ắp những niềm vui. Lấp lánh diệu kỳ trong vòng tay yêu thương của gia đình, ăm ắp những niềm vui khi sự được quan tâm và chăm sóc của toàn xã hội. Thế giới thần tiên của trẻ thơ để người lớn nghĩ suy và tự vấn. Chúng ta đã dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con em chúng ta chưa? Trẻ em hôm nay-thế giới ngày mai, ý nghĩ nghe thật quen nhưng không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý khi nạn bạo hành trẻ em vẫn còn xảy ra hàng ngày, đâu đó…
(Ảnh: Dương Quốc Định)
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009
Nhà báo tranh ngôi hoa hậu
Hà Vi
Hà Vi
Nhà báo Trần Thị Quỳnh đại diện phái đẹp nước ta đã lên đường sang Trung Quốc dự thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2009, diễn ra từ ngày 13 đến 28.11. Điều thú vị là nữ nhà báo đang làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam này đã vượt qua những người đẹp ứng viên có hạng khác để được Tập đoàn Giải trí Elite Vietnam- đơn vị giữ bản quyền cuộc thi tuyển chọn và Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép đi tranh tài.
Thực ra trước khi trở thành người “nhà đài”, Trần Thị Quỳnh từng tham dự Siêu mẫu Việt Nam 2004, Hoa hậu Hải Phòng và Hoa hậu Việt Nam 2006. Tại cuộc thi Hoa hậu Thể thao 2007, cô đã đoạt vương miện hoa hậu cùng giải phụ Thí sinh ứng xử hay nhất. Theo đại diện Elite Vietnam: "Sau khi đăng quang, Quỳnh dành phần lớn thời gian cho học tập. Cô ấy cũng đi làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, vì vậy Quỳnh rất chững chạc. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao thái độ nghiêm túc của Quỳnh. Sau khi nhận được lời mời, Quỳnh rất ý thức được vai trò của mình và chăm chỉ luyện tập, tích cực chuẩn bị cho cuộc thi”.
Với chiều cao 1,75 m, số đo 3 vòng 84,5 - 62 - 91, Hoa hậu Trần Thị Quỳnh sở hữu vẻ đẹp thân thể lý tưởng, cộng với vẻ đẹp tri thức của nhà báo trẻ, cùng lối ứng xử thông minh nhanh nhạy, hy vọng người đẹp gốc Hải Phòng sẽ gây bất ngờ. Cùng với thí sinh của 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trần Thị Quỳnh tham gia vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng như những hoạt động xã hội khác, như cổ động cho môi trường xanh, viếng thăm các di tích văn hoá lịch sử lâu đời của Trung Quốc, trước khi tiến vào đêm chung kết Hoa hậu Quốc tế diễn ra tại Thành Đô, Tứ Xuyên vào 28.11.
Nỗi đau của rừng- ảnh: Dương Quốc Định
Khoa học & đời sống
“Ở đâu đó có cánh rừng già đang hấp hối
ở đâu đó có người kiểm lâm mới bị trả thù
ở đâu đó có ngọn núi trọc xói mòn vừa ngã sập
ở đâu đó có cơn lũ quét thất thanh tiếng thú tiếng người”
Những câu thơ trong bài Mắt gỗ của Phan Hoàng vừa là tiếng kêu khẩn thiết vừa là dự cảm đớn đau về những tai hoạ thiên nhiên mà con người đã “góp tay” gây ra và chính con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Như đồng cảm với nhà thơ Phan Hoàng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định cũng đã có tác phẩm Nỗi đau của rừng rất xúc động, thêm lần cảnh báo về sự vô cảm trước nỗi quằn quại hấp hối của chim muông, cây cỏ. Tiếng thét thất thanh của con khỉ trước cái chết của đồng loại cũng là tiếng thét cho chính nó khi môi sinh bị tàn phá, và đó cũng là tiếng thét dự báo cho bao số phận con người nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường mà mình đang sống. Một bức ảnh, một bài thơ đồng điệu lay động lòng người.
Nhiều người từng biết đến Dương Quốc Định với tư cách một nghệ sĩ tài hoa về ảnh nude nghệ thuật. Qua tác phẩm Nỗi đau của rừng cho thấy ống kính của Dương Quốc Định còn hướng sự quan tâm đến những góc khuất của đời sống bằng sự suy tư lo lắng của một nghệ sĩ có tài có tâm.
Khoa học & đời sống
“Ở đâu đó có cánh rừng già đang hấp hối
ở đâu đó có người kiểm lâm mới bị trả thù
ở đâu đó có ngọn núi trọc xói mòn vừa ngã sập
ở đâu đó có cơn lũ quét thất thanh tiếng thú tiếng người”
Những câu thơ trong bài Mắt gỗ của Phan Hoàng vừa là tiếng kêu khẩn thiết vừa là dự cảm đớn đau về những tai hoạ thiên nhiên mà con người đã “góp tay” gây ra và chính con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Như đồng cảm với nhà thơ Phan Hoàng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định cũng đã có tác phẩm Nỗi đau của rừng rất xúc động, thêm lần cảnh báo về sự vô cảm trước nỗi quằn quại hấp hối của chim muông, cây cỏ. Tiếng thét thất thanh của con khỉ trước cái chết của đồng loại cũng là tiếng thét cho chính nó khi môi sinh bị tàn phá, và đó cũng là tiếng thét dự báo cho bao số phận con người nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường mà mình đang sống. Một bức ảnh, một bài thơ đồng điệu lay động lòng người.
Nhiều người từng biết đến Dương Quốc Định với tư cách một nghệ sĩ tài hoa về ảnh nude nghệ thuật. Qua tác phẩm Nỗi đau của rừng cho thấy ống kính của Dương Quốc Định còn hướng sự quan tâm đến những góc khuất của đời sống bằng sự suy tư lo lắng của một nghệ sĩ có tài có tâm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)