Họ trồng người bằng trái tim
Hàng năm cứ đến ngày 20.11 là mỗi người Việt Nam đều hướng về ít nhất một người thầy người cô đã từng dạy dỗ mình, hướng về một ngôi trường thân yêu với bao kỷ niệm đẹp không thể nào quên. Và không chỉ những người thầy trong nhà trường, mà còn có cả những bậc thầy ngoài đời thường hay trong làng, nhà chùa, tu viện,… mà mỗi chúng ta từng lĩnh hội kiến thức, lĩnh hội vốn sống, lĩnh hội đạo làm người, cũng có thể đã đùm bọc che chở nuôi dưỡng chúng ta thời niên thiếu gặp trắc trở bất hạnh hoặc lúc chập chững vào đời gian khó. Đó cũng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đầy tính nhân văn ngàn đời của dân tộc.
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009
Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009
Thế giới thần tiên
Thế giới thần tiên của nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định đẹp như một giấc mơ vĩnh hằng tuổi nhỏ. Cô bé là chủ thể bức ảnh bị “bao vây” bởi thứ ánh sáng vừa huyễn hoặc vừa tràn đầy sức sống. Nguồn sáng phát ra từ những bong bóng xà phòng bay thấp bay cao lấp lánh những niềm vui. Niềm vui vương vãi trên mái tóc vàng loe hoe, trên bờ vai tròn trĩnh, trên đôi tay ngây thơ tung tẩy của cô bé… Trẻ thơ nào không mơ một thế giới thần tiên vừa lấp lánh diệu kỳ, vừa ăm ắp những niềm vui. Lấp lánh diệu kỳ trong vòng tay yêu thương của gia đình, ăm ắp những niềm vui khi sự được quan tâm và chăm sóc của toàn xã hội. Thế giới thần tiên của trẻ thơ để người lớn nghĩ suy và tự vấn. Chúng ta đã dành hết những gì tốt đẹp nhất cho con em chúng ta chưa? Trẻ em hôm nay-thế giới ngày mai, ý nghĩ nghe thật quen nhưng không phải lúc nào cũng toàn tâm toàn ý khi nạn bạo hành trẻ em vẫn còn xảy ra hàng ngày, đâu đó…
(Ảnh: Dương Quốc Định)
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009
Nhà báo tranh ngôi hoa hậu
Hà Vi
Hà Vi
Nhà báo Trần Thị Quỳnh đại diện phái đẹp nước ta đã lên đường sang Trung Quốc dự thi Hoa hậu Quốc tế (Miss International) 2009, diễn ra từ ngày 13 đến 28.11. Điều thú vị là nữ nhà báo đang làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam này đã vượt qua những người đẹp ứng viên có hạng khác để được Tập đoàn Giải trí Elite Vietnam- đơn vị giữ bản quyền cuộc thi tuyển chọn và Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép đi tranh tài.
Thực ra trước khi trở thành người “nhà đài”, Trần Thị Quỳnh từng tham dự Siêu mẫu Việt Nam 2004, Hoa hậu Hải Phòng và Hoa hậu Việt Nam 2006. Tại cuộc thi Hoa hậu Thể thao 2007, cô đã đoạt vương miện hoa hậu cùng giải phụ Thí sinh ứng xử hay nhất. Theo đại diện Elite Vietnam: "Sau khi đăng quang, Quỳnh dành phần lớn thời gian cho học tập. Cô ấy cũng đi làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam, vì vậy Quỳnh rất chững chạc. Chúng tôi cũng đánh giá rất cao thái độ nghiêm túc của Quỳnh. Sau khi nhận được lời mời, Quỳnh rất ý thức được vai trò của mình và chăm chỉ luyện tập, tích cực chuẩn bị cho cuộc thi”.
Với chiều cao 1,75 m, số đo 3 vòng 84,5 - 62 - 91, Hoa hậu Trần Thị Quỳnh sở hữu vẻ đẹp thân thể lý tưởng, cộng với vẻ đẹp tri thức của nhà báo trẻ, cùng lối ứng xử thông minh nhanh nhạy, hy vọng người đẹp gốc Hải Phòng sẽ gây bất ngờ. Cùng với thí sinh của 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, Trần Thị Quỳnh tham gia vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng như những hoạt động xã hội khác, như cổ động cho môi trường xanh, viếng thăm các di tích văn hoá lịch sử lâu đời của Trung Quốc, trước khi tiến vào đêm chung kết Hoa hậu Quốc tế diễn ra tại Thành Đô, Tứ Xuyên vào 28.11.
Nỗi đau của rừng- ảnh: Dương Quốc Định
Khoa học & đời sống
“Ở đâu đó có cánh rừng già đang hấp hối
ở đâu đó có người kiểm lâm mới bị trả thù
ở đâu đó có ngọn núi trọc xói mòn vừa ngã sập
ở đâu đó có cơn lũ quét thất thanh tiếng thú tiếng người”
Những câu thơ trong bài Mắt gỗ của Phan Hoàng vừa là tiếng kêu khẩn thiết vừa là dự cảm đớn đau về những tai hoạ thiên nhiên mà con người đã “góp tay” gây ra và chính con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Như đồng cảm với nhà thơ Phan Hoàng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định cũng đã có tác phẩm Nỗi đau của rừng rất xúc động, thêm lần cảnh báo về sự vô cảm trước nỗi quằn quại hấp hối của chim muông, cây cỏ. Tiếng thét thất thanh của con khỉ trước cái chết của đồng loại cũng là tiếng thét cho chính nó khi môi sinh bị tàn phá, và đó cũng là tiếng thét dự báo cho bao số phận con người nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường mà mình đang sống. Một bức ảnh, một bài thơ đồng điệu lay động lòng người.
Nhiều người từng biết đến Dương Quốc Định với tư cách một nghệ sĩ tài hoa về ảnh nude nghệ thuật. Qua tác phẩm Nỗi đau của rừng cho thấy ống kính của Dương Quốc Định còn hướng sự quan tâm đến những góc khuất của đời sống bằng sự suy tư lo lắng của một nghệ sĩ có tài có tâm.
Khoa học & đời sống
“Ở đâu đó có cánh rừng già đang hấp hối
ở đâu đó có người kiểm lâm mới bị trả thù
ở đâu đó có ngọn núi trọc xói mòn vừa ngã sập
ở đâu đó có cơn lũ quét thất thanh tiếng thú tiếng người”
Những câu thơ trong bài Mắt gỗ của Phan Hoàng vừa là tiếng kêu khẩn thiết vừa là dự cảm đớn đau về những tai hoạ thiên nhiên mà con người đã “góp tay” gây ra và chính con người lại phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Như đồng cảm với nhà thơ Phan Hoàng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Quốc Định cũng đã có tác phẩm Nỗi đau của rừng rất xúc động, thêm lần cảnh báo về sự vô cảm trước nỗi quằn quại hấp hối của chim muông, cây cỏ. Tiếng thét thất thanh của con khỉ trước cái chết của đồng loại cũng là tiếng thét cho chính nó khi môi sinh bị tàn phá, và đó cũng là tiếng thét dự báo cho bao số phận con người nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường mà mình đang sống. Một bức ảnh, một bài thơ đồng điệu lay động lòng người.
Nhiều người từng biết đến Dương Quốc Định với tư cách một nghệ sĩ tài hoa về ảnh nude nghệ thuật. Qua tác phẩm Nỗi đau của rừng cho thấy ống kính của Dương Quốc Định còn hướng sự quan tâm đến những góc khuất của đời sống bằng sự suy tư lo lắng của một nghệ sĩ có tài có tâm.
Thứ Năm, 24 tháng 9, 2009
Chu Thuc Quyen
Chung Thục Quyên vinh danh trang phục Việt
Ly Ly
Tạp chí Đương thời
Trong đêm chung kết Hoa hậu siêu Quốc gia 2009 tại Plock của Ba Lan, Chung Thục Quyên của Việt Nam là một trong hai đại diện châu Á đã lọt vào top 15 người đẹp nhất. Đồng thời, cô cũng giành được 3 giải phụ: trang phục truyền thống dân tộc, gương mặt đẹp và hoa hậu được bình chọn nhiều nhất trên mạng.Chung Thục Quyên
Dù không bước lên đỉnh cao, nhưng với những gì gặt hái được tại sàn diễn nhan sắc quốc tế này, Chung Thục Quyên xứng đáng được ghi nhận. Đặc biệt, trang phục truyền thống dân tộc được cách điệu, với áo yếm nón quai thao, mà cô thể hiện qua điệu múa Lý cây đa trong phần thi tài năng, đã được tôn vinh.
Chung Thục Quyên múa Lý cây đa trong phần thi tài năng
Trong những ngày ở Ba Lan, Chung Thục Quyên cũng đã nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của đông đảo bà con người Việt xa xứ. Cô thổ lộ: "Tuy không dự thi trên sân khấu quê nhà nhưng tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì đã có rất nhiều người đồng hương đang sống tại Ba Lan đến ủng hộ tinh thần. Mọi người chuẩn bị băng rôn, cờ đỏ sao vàng đến xem đêm chung kết rất đông. Một số khán giả Ba Lan cũng hô Miss Việt Nam khi ban giám khảo bắt đầu công bố danh sách người đẹp lọt vào top 15".
Chung Thục Quyên sinh năm 1987, cao 1,72m với các số đo 82- 61- 91, là người mẫu sáng giá. Cô từng đại diện Việt Nam tham dự Nữ hoàng du lịch quốc tế 2008 và mang về danh hiệu "Người đẹp nhân ái". Gần đây, cô còn bước đầu đặt chân vào lĩnh vực điện ảnh và ca nhạc, với nhiều hứa hẹn về khả năng diễn xuất trên sân khấu lẫn phim trường.
Hoa hậu siêu Quốc gia 2009 Oksana Moria
Ngôi Hoa hậu siêu Quốc gia 2009 đã thuộc về người đẹp Oksana Moria của Ukraine. 4 giải á hậu lần lượt về tay các đại diện đến từ Belarus, Ba Lan, Honduras và Anh Quốc.
Một đại diện châu Á khác là người đẹp Đài Loan cũng lọt vào top 15 và giành thêm giải Hoa hậu siêu Quốc gia châu Á.
Một đại diện châu Á khác là người đẹp Đài Loan cũng lọt vào top 15 và giành thêm giải Hoa hậu siêu Quốc gia châu Á.
7 lâu đài “đại gia”
Bích Nga
Tạp chí Đương thời
http:// google.com.vn Là một đặc san nổi tiếng chuyên về các kỷ lục, chuyện lạ thế giới, mới đây tờ Odds của Mỹ
đã công bố danh sách 7 toà lâu đài có kiến trúc đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh,
mà trong đó ngoài một toà lâu đài cổ duy nhất ở châu Á, còn lại toàn bộ thuộc châu Âu.
Đây là 7 địa chỉ “đại gia” mà bất cứ du khách nào cũng thích thú,
ngưỡng mộ trước vẻ đẹp hoành tráng, bí ẩn, lãng mạn quyến rũ đến mê hồn.
Đặc biệt, mỗi toà lâu đài còn mang trong mình những cái “hồn” lịch sử và văn hoá mang giá trị vĩnh hằng.
Matsumoto- biểu tượng kiến trúc của đất nước mặt trời mọc
Lâu đài trong hang động Predjamski
Matsumoto- biểu tượng kiến trúc của đất nước mặt trời mọc
Lâu đài Matsumoto nguyên có tên cổ là Matsumotojo, được xây dựng vào những năm 1592 và 1614. Không giống các lâu đài cổ ở châu Âu thường xây trên đồi núi, Matsumoto mọc lên trên vùng đất bằng phẳng, với những tháp canh nhỏ chung quanh, tạo nên cụm kiến trúc vừa hoành tráng vừa mềm mại bí ẩn của phong cách phương Đông.
Dù nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, nhưng cuối cùng lâu đài cổ Matsumoto đã thoát khỏi mọi hiểm hoạ, để ngày nay trở thành một biểu tượng kiến trúc và văn hoá đầy tự hào của người dân xứ sở mặt trời mọc.
Lâu đài Matsumoto nguyên có tên cổ là Matsumotojo, được xây dựng vào những năm 1592 và 1614. Không giống các lâu đài cổ ở châu Âu thường xây trên đồi núi, Matsumoto mọc lên trên vùng đất bằng phẳng, với những tháp canh nhỏ chung quanh, tạo nên cụm kiến trúc vừa hoành tráng vừa mềm mại bí ẩn của phong cách phương Đông.
Dù nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, nhưng cuối cùng lâu đài cổ Matsumoto đã thoát khỏi mọi hiểm hoạ, để ngày nay trở thành một biểu tượng kiến trúc và văn hoá đầy tự hào của người dân xứ sở mặt trời mọc.
Lâu đài trong hang động Predjamski
Lâu đài trong hang động Predjamski
Đây là lâu đài quyến rũ nhất châu Âu, được xây dựng cạnh một miệng hang nằm trên đất nước Slovenia. Toà lâu đài có tên đầy đủ là Predjamski Grad, nghĩa là "Lâu đài trong hang động". Và chính sự thiết kế hài hoà với hang động cùng thiên nhiên nơi đây đã tạo nên nét độc đáo của công trình kiến trúc cổ này.
Lâu đài Predjamski vốn được thi công theo nhiều giai đoạn, phần đầu được xây dựng vào thế kỷ 12, phần tiếp theo được xây trong thế kỷ 13 và đến thời Phục Hưng thì mới được xây hoàn chỉnh. Tuy vậy, trải qua thời gian lâu đài này vẫn tiếp tục được tu sửa nhiều lần, mà dấu ấn sâu đậm nhất đến nay vẫn tồn tại là phong cách kiến trúc từ thế kỷ 16. Hầu như du khách nào có dịp đến Đông Âu cũng muốn đặt chân tới toà lâu đài cổ kính “độc nhất vô nhị” này.
Đây là lâu đài quyến rũ nhất châu Âu, được xây dựng cạnh một miệng hang nằm trên đất nước Slovenia. Toà lâu đài có tên đầy đủ là Predjamski Grad, nghĩa là "Lâu đài trong hang động". Và chính sự thiết kế hài hoà với hang động cùng thiên nhiên nơi đây đã tạo nên nét độc đáo của công trình kiến trúc cổ này.
Lâu đài Predjamski vốn được thi công theo nhiều giai đoạn, phần đầu được xây dựng vào thế kỷ 12, phần tiếp theo được xây trong thế kỷ 13 và đến thời Phục Hưng thì mới được xây hoàn chỉnh. Tuy vậy, trải qua thời gian lâu đài này vẫn tiếp tục được tu sửa nhiều lần, mà dấu ấn sâu đậm nhất đến nay vẫn tồn tại là phong cách kiến trúc từ thế kỷ 16. Hầu như du khách nào có dịp đến Đông Âu cũng muốn đặt chân tới toà lâu đài cổ kính “độc nhất vô nhị” này.
Xứ sở thần tiên Neuschwanstein
Xứ sở thần tiên Neuschwanstein
Được xây dựng từ năm 1869 đến 1886 để phục vụ cho vua Louis đệ nhị Bavaria, Neuschwanstein là một trong ba công trình kiến trúc hoàng gia nổi tiếng nhất thế giới. Đứng ở toà lâu đài, chúng ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của hẻm núi bên sông Pullat cùng quang cảnh tuyệt diệu chung quanh.
Toà lâu đài Neuschwanstein được người Đức tự hào xem là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19, kiến trúc mô phỏng một cách sáng tạo theo những lâu đài thời trung cổ, chung quanh còn bao bọc rất nhiều tháp canh. Đặc biệt, nó còn nổi bật bởi những tiện nghi trang hoàng bên trong, vốn được cả châu Âu lúc bấy giờ tôn vinh như "xử sở thần tiên, nơi những mỹ nhân và các nàng tiên sinh sống".
Những ai thích chuyện cổ tích Disneyland sẽ dễ dàng nhận thấy Neuschwanstein thật gần gũi vì các nét hoạ chính về Nàng công chúa ngủ trong rừng vốn lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc đẹp như mơ này.
Được xây dựng từ năm 1869 đến 1886 để phục vụ cho vua Louis đệ nhị Bavaria, Neuschwanstein là một trong ba công trình kiến trúc hoàng gia nổi tiếng nhất thế giới. Đứng ở toà lâu đài, chúng ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của hẻm núi bên sông Pullat cùng quang cảnh tuyệt diệu chung quanh.
Toà lâu đài Neuschwanstein được người Đức tự hào xem là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19, kiến trúc mô phỏng một cách sáng tạo theo những lâu đài thời trung cổ, chung quanh còn bao bọc rất nhiều tháp canh. Đặc biệt, nó còn nổi bật bởi những tiện nghi trang hoàng bên trong, vốn được cả châu Âu lúc bấy giờ tôn vinh như "xử sở thần tiên, nơi những mỹ nhân và các nàng tiên sinh sống".
Những ai thích chuyện cổ tích Disneyland sẽ dễ dàng nhận thấy Neuschwanstein thật gần gũi vì các nét hoạ chính về Nàng công chúa ngủ trong rừng vốn lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc đẹp như mơ này.
Pháo đài Malbork
Pháo đài Malbork
Malbork là tên gọi chính thức của toà lâu đài này từ năm 1945 khi nó thuộc về Ba Lan, được đánh giá như “một điểm xuyết đỏ giữa bầu trời châu Âu". Vốn là một pháo đài được xây dựng tại Prussia theo đặt hàng của người Đức, thưở ban đầu công trình này có tên là Marienburg (lâu đài của Mary), và thị trấn chung quanh lâu đài cũng được gọi là Marienburg.
Có thể nói Malbork mang hình dạng đặc trưng của một pháo đài thời trung cổ và cũng là toà lâu đài thuộc trường phái kiến trúc Gothic lớn nhất thế giới. UNESCO đã đưa lâu đài và bảo tàng của Malbork vào danh sách Di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn.
Malbork là tên gọi chính thức của toà lâu đài này từ năm 1945 khi nó thuộc về Ba Lan, được đánh giá như “một điểm xuyết đỏ giữa bầu trời châu Âu". Vốn là một pháo đài được xây dựng tại Prussia theo đặt hàng của người Đức, thưở ban đầu công trình này có tên là Marienburg (lâu đài của Mary), và thị trấn chung quanh lâu đài cũng được gọi là Marienburg.
Có thể nói Malbork mang hình dạng đặc trưng của một pháo đài thời trung cổ và cũng là toà lâu đài thuộc trường phái kiến trúc Gothic lớn nhất thế giới. UNESCO đã đưa lâu đài và bảo tàng của Malbork vào danh sách Di sản văn hoá thế giới cần được bảo tồn.
Prague- báu vật lịch sử của Czech
Prague- báu vật lịch sử của Czech
Ai đến Cộng hoà Czech mà chưa được chiêm ngưỡng lâu đài cổ Prague thì cũng như chưa đến. Đây không chỉ được xem là báu vật của quốc gia Đông Âu này mà còn là di sản văn hoá lịch sử bậc nhất thế giới, đặc biệt là về mặt kiến trúc. Và công trình độc đáo này cũng đã đi vào sách kỷ lục Guinness thế giới về độ hoành tráng cũng như đặc trưng cổ điển của nó.
Lâu đài Prague có chiều dài 570m và rộng gần 130m, lưu giữ nhiều kỷ vật hoàng gia đầy giá trị của các vương triều ở Czech. Đó cũng là nơi mà các đế chế La Mã trước đây và chính quyền trung ương Cộng hoà Czech hiện nay đặt trụ sở hành chính.
Ai đến Cộng hoà Czech mà chưa được chiêm ngưỡng lâu đài cổ Prague thì cũng như chưa đến. Đây không chỉ được xem là báu vật của quốc gia Đông Âu này mà còn là di sản văn hoá lịch sử bậc nhất thế giới, đặc biệt là về mặt kiến trúc. Và công trình độc đáo này cũng đã đi vào sách kỷ lục Guinness thế giới về độ hoành tráng cũng như đặc trưng cổ điển của nó.
Lâu đài Prague có chiều dài 570m và rộng gần 130m, lưu giữ nhiều kỷ vật hoàng gia đầy giá trị của các vương triều ở Czech. Đó cũng là nơi mà các đế chế La Mã trước đây và chính quyền trung ương Cộng hoà Czech hiện nay đặt trụ sở hành chính.
Lâu đài sư tử Lowenburg
Lâu đài sư tử Lowenburg
Được vua Landgrave Wihelm IX cho xây dựng từ thế kỷ 18, Lowenburg của Đức trông từ xa chẳng khác gì toà Disneyland của Mỹ hiện nay. Cả hai đều đẹp một cách huy hoàng, rực rỡ. Ấy thế nhưng, với người Đức, họ chẳng hài lòng chút nào khi nghe về sự so sánh này, bởi theo họ thì giá trị kiến trúc cổ điển của Lowenburg là vô giá, không công trình hiện đại nào có thể sánh được.
Lowenburg vốn được mệnh danh là "lâu đài sư tử", được thiết kế tỉ mỉ, tinh tế đến từng hoạ tiết. Một hội đồng hoàng gia do nhà vua cử ra để lo xây dựng toà lâu đài này, trong đó có kiến trúc sư nổi tiếng Heinrich Christoph Jussow- người đã từng sang Anh Quốc nghiên cứu những phế tích kiến trúc lãng mạn và vẽ bản thiết kế vườn Landgrave huyền thoại.
Được vua Landgrave Wihelm IX cho xây dựng từ thế kỷ 18, Lowenburg của Đức trông từ xa chẳng khác gì toà Disneyland của Mỹ hiện nay. Cả hai đều đẹp một cách huy hoàng, rực rỡ. Ấy thế nhưng, với người Đức, họ chẳng hài lòng chút nào khi nghe về sự so sánh này, bởi theo họ thì giá trị kiến trúc cổ điển của Lowenburg là vô giá, không công trình hiện đại nào có thể sánh được.
Lowenburg vốn được mệnh danh là "lâu đài sư tử", được thiết kế tỉ mỉ, tinh tế đến từng hoạ tiết. Một hội đồng hoàng gia do nhà vua cử ra để lo xây dựng toà lâu đài này, trong đó có kiến trúc sư nổi tiếng Heinrich Christoph Jussow- người đã từng sang Anh Quốc nghiên cứu những phế tích kiến trúc lãng mạn và vẽ bản thiết kế vườn Landgrave huyền thoại.
Bay bổng cùng Palacio de Pena
Bay bổng cùng Palacio de Pena
Công trình kiến trúc này của Bồ Đào Nha là sự kết hợp có chọn lọc giữa cổ điển và hiện đại, mang vẻ đẹp lãng mạn bay bổng. gây ngạc nhiên phấn khích cả những du khách khó tính nhất. Palacio de Pena nằm trên thị trấn Sintra và từ trung tâm thủ đô Lisbon, chúng ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toà lâu đài hoành tráng này.
Được xây từ thế kỷ 15 để phục vụ cho hoàng gia, về sau Palacio de Pena được hiến làm tu viện. Đến năm 1755, một trận động đất mạnh đã phá huỷ phần lớn lâu đài, rồi thể theo yêu cầu hoàng tử Fernando nó đã được xây lại vào năm 1838. Ngoài phong cách văn hoá đặc trưng của Bồ Đào Nha, toà lâu đài này còn có một khu vườn được thiết kế lạ mắt theo kiểu Anh.
Công trình kiến trúc này của Bồ Đào Nha là sự kết hợp có chọn lọc giữa cổ điển và hiện đại, mang vẻ đẹp lãng mạn bay bổng. gây ngạc nhiên phấn khích cả những du khách khó tính nhất. Palacio de Pena nằm trên thị trấn Sintra và từ trung tâm thủ đô Lisbon, chúng ta có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng toà lâu đài hoành tráng này.
Được xây từ thế kỷ 15 để phục vụ cho hoàng gia, về sau Palacio de Pena được hiến làm tu viện. Đến năm 1755, một trận động đất mạnh đã phá huỷ phần lớn lâu đài, rồi thể theo yêu cầu hoàng tử Fernando nó đã được xây lại vào năm 1838. Ngoài phong cách văn hoá đặc trưng của Bồ Đào Nha, toà lâu đài này còn có một khu vườn được thiết kế lạ mắt theo kiểu Anh.
Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2009
Bao la tinh me
Bao la tình mẹ
(Tạp chí Đương thời)
Dù hạnh phúc tràn đầy hay đắng cay khó nhọc, bao giờ mẹ cũng là người chờ ta ở cuối con đường. Tác phẩm Mong đợi của nghệ sĩ nhiếp ảnh Dương Thanh Xuân đã nói lên được điều này. Hết lo cho đời con, mẹ lại lo cho đời cháu. Bước vào tuổi cổ lai hy, cuộc đời đã sớm tối chóng chầy nhưng mẹ vẫn mong ngóng bước con gái mẹ về bên nếp nhà tranh vách đất. Để cho cháu thoả nỗi mong ngóng buổi cuối ngày. Mẹ bé đi làm nương hay chạy chợ đâu đó, mặt trời đã khuất về bên kia núi. Nỗi nhớ mong đợi chờ bà-mẹ-cháu-con khắc khoải như bóng hồng hoang đổ dài! Thương con nhọc nhằn, gian khó nên thần sắc mẹ lúc nào cũng ngời ngợi niềm tin, mẹ không cười nhưng mắt mẹ cười, tóc mẹ bạc sáng bừng gương mặt… Màu áo hoa của cháu ngây thơ cũng làm đậm thêm lòng tin của bà. Bên khung cửa gỗ đơn sơ đầy mối mọt thời gian là biểu trưng của tình mẹ dạt dào nhưng không bao giờ xưa cũ, con gái mẹ có nhớ bước quay về?
Bức ảnh Mong đợi của Dương Thanh Xuân mở đầu cho chuyên đề Bao la tình mẹ với nhiều bài viết và hình ảnh xúc động về đấng sinh thành của mỗi con người chúng ta.
(nguồn Tạp chí Đương Thời)
Cop vo chet nguoi o Dai Nam
Cọp vồ chết người ở Đại Nam
Hoàng Thanh
Hoàng Thanh
Chiều ngày 10.9.2009, một tai nạn thương tâm đã xảy ra tại khu du lịch Đại Nam ở Bình Dương: hai người đã bị một con cọp tấn công, được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Bình Dương, nhưng một người đã tử vong. Người xấu số đó là Nguyễn Công Danh, 47 tuổi, nhân viên vườn thú của Đại Nam.
Được biết, sau khi các nhân viên vườn thú ở Đại Nam nhốt 2 con cọp trắng vào chuồng và tiến hành trồng cây xanh ở khu vực sân chơi trong chuồng cọp trắng, thì bất ngờ một con cọp vàng to lớ n (nặng hơn 150kg) từ chuồng bên cạnh nhảy bổ qua bờ vách ngăn cao khoảng 5m tấn công 3 nhân viên. Anh Nguyễn Thanh Giàu, 21 tuổi, đã bị cọp vồ vào vùng cổ và đầu, chịu thương tật rất nặng. Còn anh Nguyễn Công Danh thì bị cọp cắn chết tại chỗ. Người còn lại nhảy xuống hồ nước may mắn thoát thân.
Đại Nam Thế giới du lịch thuộc Công ty cổ phần Đại Nam
Sau khi tai nạn thương tâm xảy ra, nhân viên vườn thú đã thực hiện các biện pháp để bắt cọp trở về chuồng cũ. Theo ông Dương Thành Phi- giám đốc vườn thú khu du lịch Đại Nam, thói quen của cọp là chỉ nhảy từ chuồng này sang chuồng kế bên chứ không vượt ra ngoài khu vực bảo vệ vốn được bao bọc bởi hệ thống xung điện hàng rào cùng hồ nước rộng 8m, sâu 4m. Tuy nhiên, không hiểu vì sao con cọp này lại vượt qua vách ngăn có gắn xung điện giữa 2 chuồng để tấn công người. Theo nhận định ban đầu, có khả năng các con cọp ở đây đã hoảng sợ khi thấy nhân viên vườn thú dùng cần cẩu để vận chuyển cây xanh nên đã nhảy bổ sang chuồng bên cạnh và gây nên sự cố chết người. Ban giám đốc vườn thú đã tiến hành kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân, đề ra phương án chặt chẽ bảo vệ nhân viên lẫn du khách.
Đại Nam Thế giới du lịch thuộc Công ty cổ phần Đại Nam
Đại Nam Thế giới du lịch thuộc Công ty cổ phần Đại Nam, nằm trên đại lộ Bình Dương của thị xã Thủ Dầu Một, hướng đi Bến Cát, được đầu tư rất quy mô, với những công trình hoành tráng hiện đại, là một địa điểm du lịch mới lạ nổi tiếng hiện nay của nước ta, đang thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để xảy ra sự cố cọp vồ chết người nêu trên là chuyện hết sức đáng tiếc. Và sự cố này không chỉ là bài học kinh nghiệm quản lý cho Đại Nam mà còn cho những người làm du lịch Việt Nam nói chung trong việc giữ gìn, phát triển thương hiệu và bảo vệ nhân viên, du khách.
Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009
Núi Cấm cõi trời bảng lảng mây sương
Phù Sa Lộc
Phù Sa Lộc
Tạp chí Đương thời
Có thể nói Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và núi Cấm (An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) khí hậu gần như nhau. Đến ba nơi này bạn sẽ được tận hưởng không khí thanh sạch, nhất là được hưởng đủ bốn mùa trong một ngày: sáng xuân, trưa hè, xế thu và chiều tối đông. Thật tuyệt vời!Núi Cấm ngoài tên chữ Thiên Cẩm Sơn còn có các tên khác như: Cấm Sơn, Cẩm Sơn, Gấm Sơn, Bạch Hổ Sơn, núi San, núi Than, Phnom Popéal Sama. Đây là ngọn núi cao nhất khu vực Thất Sơn và cả đồng bằng sông Cửu Long. Theo tư liệu cũ thời nhà Nguyễn, núi Cấm cao 705m; vài năm trước, cao 716m và nay cao 760m. Con số mới nhất này là theo cụ Nguyễn Hoàng Thuận (80 tuổi, đang trú tại điện Cửu huyền thất tổ) cho biết do cán bộ địa chất ở Hà Nội vừa mới khảo sát thực địa thông tin. Theo cụ, chuyện núi cao lên là điều đã được ông bà ta nói ngắn gọn là “di sơn đảo hải”. Cụ Thuận vốn là chiến sĩ Trung đoàn Tây Đô, khi hồi kết chuyển về Sư đoàn 330 rồi giải ngũ. Chiếc áo bộ đội còn mới cáu của cụ treo trên móc với rất nhiều huy chương trên hai bên ngực áo. Cụ Thuận nói thêm núi Cấm còn được người tu hành tôn gọi là Kim Thành Nguyệt, có nghĩa “ngôi trời tại thế”, đối lại là Thuỷ Chung Nguyệt (“cặp mắt rồng vàng”) chỉ Hà Tiên- Phú Quốc.
Tượng Phật Di Lặc
Gia Định thành thông chí không thấy ghi tên núi Cấm. Nhưng Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, hoàn thành năm 1882, có ghi rõ từng ngọn núi của Thất Sơn, trong đó có núi Cấm, và đã miêu tả núi như sau: “Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc; lại có những cây giáng hương, tốc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước. Ngó xuống ao hồ; đứng trước đồng ruộng, giữa đồi núi cao… lại có suối nước ở trên lưng núi cuồn cuộn chảy ra… Đường tắt quanh co, có dấu người qua lại(...) Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy”. Trên núi Cấm có nhiều vồ và điện. Vồ là nơi đá nhô ra từ núi ở trên cao. Vồ Bồ Hong cao nhất, 760m; rồi đến vồ Đầu, vồ Bà, vồ Ong Bướm, vồ Thiên Tuế. Năm vồ này được gọi là “năm non”. Chính vì vậy mà có cụm từ “năm non bảy núi” để chỉ dãy Thất Sơn huyền bí của vùng biên giới Tây Nam nước ta. Ngoài ra còn có những vồ phụ khác, như: vồ Cây Quế, vồ Chư Thần, vồ Mồ Côi… Riêng điện, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp, đây “là nơi núi đá tự nhiên hình thành những dạng thế đặc biệt, trông nhuốm vẻ linh thiêng huyền nhiệm, được sơn nhân đắc dụng làm nơi cúng bái chư vị sơn thần”. Núi Cấm có điện Cửu huyền thất tổ ở độ cao 680m, thấp hơn điện Bồ Hong. Từ điện này, phóng tầm nhìn sẽ thấy điện Bồ Hong cao chót vót với tháp thu phát sóng “chọc trời”. Trên điện Bồ Hong có ba điện nhỏ rất quan trọng với những người hành hương. Đó là các điện: Ngọc hoàng thượng đế, Diêu Trì Thánh mẫu và Cửu huyền trăm họ. Ta thấy có hai điện gần trùng nhau là Cửu huyền trăm họ và Cửu huyền thất tổ. Có tên gọi như vậy bởi đây là nơi tu hành của tín đồ đạo Tứ ân hiếu nghĩa: ơn tổ tiên phụ mẫu, ơn quốc vương thuỷ thổ, ơn tam bảo sư truyền và ơn đồng bào nhân loại.
Lên núi Cấm bây giờ đã khá thoải mái với con đường rộng 6m từ chân núi đến vồ Ong Bướm dài khoảng 10km được tráng nhựa, thảm bê tông với lan can bảo vệ dài bên phía vực sâu. Bạn có thể đi xe chuyên dùng của Lữ hành An Giang, mỗi xe chở 7 khách. Nhờ có xe chuyên dùng mà “xe ôm” của nghiệp đoàn 500 chiếc hoạt động từ nhiều năm qua với giá khá cao nay phải cạnh tranh hạ bằng giá xe chuyên dùng. Được cái xe ôm còn lợi thế cạnh tranh khi đưa khách “rờ tua” với giá “hữu nghị” rẻ hơn chục ngàn đồng. Hơn nữa, đi “xe ôm” bạn được đưa tới tận nơi mình muốn, còn xe chuyên dùng phải lội bộ một đỗi vì bến xe nằm dưới chân dốc lên chùa Phật Lớn. Bạn cũng có thể tự phóng xe gắn máy lên núi. Khi lên, chạy số một; lúc xuống, vô số hai. Đường xuống núi tưởng dễ nhưng không “ngon cơm”. Khi cần ngừng phải bóp thắng bánh trước. Vì, nếu đạp thắng sau như thói quen dưới đồng bằng, khi đó đuôi xe nhổng lên thắng không ăn còn có thể khiến bạn té ngã. Lên núi, xe bạn phải thuộc loại ngon lành, còn bèo bèo thì về nhà phải thay sên, nhông, dĩa, thắng hoặc làm máy lại!
Tháp Cửu Trùng Đài của chùa Vạn Linh
Khu vực chùa Phật Lớn bây giờ nguy nga, tráng lệ với nhiều công trình xây dựng bề thế. Chùa Vạn Linh với Cửu Trùng đài, cao 40m, sừng sững giữa trời mây mà nền là bức bình phong cây rừng xanh thẫm. Đài cao 7 tầng, mỗi tầng có một tượng Phật cỡi mãnh thú cao 2m được chạm khắc bằng đá Thanh Hoá khá tinh xảo. Chùa Vạn Linh được xây dựng lại khang trang. Nhưng hoành tráng nhất có lẽ là tượng Phật Di Lặc. Đây là công trình nghệ thuật tôn giáo cao lớn nhất Đông Nam Á; 33,60m; với kinh phí trên 5 tỉ đồng. Chân bệ tượng mỗi cạnh 30m; cao 6,6m; bên ngoài và trong lòng tầng trệt là thạch nhũ đắp xi măng đẹp mắt, hấp dẫn. Sáu tầng còn lại trong lòng tượng Phật Di Lặc dùng hoạt động Phật sư và là nơi ngủ nghỉ cho khách tham quan. Dưới chân khu Phật đài rộng 8ha là hồ Thuỷ Liêm rộng trên 5,4ha được xây dựng với kinh phí 8 tỉ đồng. Ngoài việc cung cấp nước sinh hoạt cho 500 dân ấp Thiên Tuế, đây còn là nơi vui chơi giải trí dành cho khách hành hương.
Chính điện chùa Vạn Linh
Đến với núi Cấm, bạn phải đi thêm 3km “đường rừng” nữa lên điện Bồ Hong ngủ chí ít một đêm mới “đã”. Tại đây, bạn cứ ngủ xá trên sạp đông người, 5.000 đồng/người/đêm. Còn ngủ nhà nghỉ Bích Thuỷ (khu chùa Phật Lớn) 50.000 đồng/phòng/đêm và 100.000 đồng/phòng/đêm thì không bằng dù cũng có đủ bốn mùa trong ngày. Tuy nhiên, ngủ ở đâu, bạn cũng không sợ mất cắp đồ đạc. Đường từ nơi tập kết xe ôm lên điện Bồ Hong dài khoảng 500m là dốc đứng khoảng 30 độ, leo từng bậc cấp. Không khí ở đây lúc nào cũng lạnh, ngoại trừ buổi trưa. Những hôm áp thấp nhiệt đới, hoặc những tháng cận Tết Nguyên đán, bất kể giác nào, mây sương mù mịt, có khi cách 5m chẳng nhìn thấy nhau. Đám mây sương ấy lúc lúc nhỏ xuống từng hạt nước lạnh buốt thịt da. Dọc đường đến điện Bồ Hoang, bạn cũng nên thưởng thức bánh xèo. Bánh xèo núi Cấm chỉ đơn giản với nhưn là măng, su, tép rang, tàu hủ chiên, dưa cải… nhưng nổi tiếng nhờ “đại tiệc rau rừng”: kim thất, lá giang, đọt bứa, ngành ngạnh, cát lồi,… ăn thoả thuê với ớt hiểm mẳn tuy trái nhỏ cỡ mút đũa nhưng cay thấu trời và có vị thơm đặc trưng. Bánh chay, bánh mặn, cơm chay hoặc mặn cũng đều rẻ và ngon. Ngon nhất là lúa sóc (srok) do bà con người Khmer trồng ở chân núi, gọi là “lúa ruộng trên”, đặc sản số một của An Giang không phân phướng thuốc trừ sâu. Ăn no, ngủ kỹ là chuyện ai lên tới “cõi trời” này cũng đều được toại nguyện!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)