Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

Chóng mặt và rối loạn tiền đình
Lương y Đinh Công Bảy

Rối loạn tiền đình thường phát sinh ở người trung niên và cơn đầu tiên thường phát vào tuổi trước 50 và phần lớn mắc bệnh ở một bên tai. Các nhà khoa học cho rằng do sự co thắt mạch máu tai trong dẫn đến tăng thể tích nội dịch và giãn lòng ống nội dịch, làm cho mê đạo màng tai trong bị tích thuỷ, ảnh hưởng đến cơ quan tiền đình, gây ra rối loạn tiền đình (RLTĐ).

mộc nhĩ trắng
khoai lang
trái dâu
Cơ quan tiền đình, về mặt phát sinh chủng loại, được coi là phần cổ nhất trong ống tai trong, nằm trong xương đá của xương thái dương, rất gần với ốc tai. Tiền đình là một hệ thống có vai trò quan trọng trong việc duy trì tư thế và dáng bộ, trong phối hợp các cử động của mắt, đầu và thân mình, trong việc duy trì ánh nhìn cố định vào một vật nào đó.
Chứng chóng mặt, choáng váng như say (huyễn vậng) thường xảy ra khi người ta mắt một loại bệnh nào đó như: cảm cúm, ngộ độc thức ăn, chấn thương đầu, mất nhiều máu, mất ngủ kéo dài… Tuy nhiên nếu chóng mặt có kèm buồn nôn, rung giật nhãn cầu (rối loạn thị giác), đi đứng chao đảo (thất điều dáng đi) thì được chẩn đoán là RLTĐ. Bệnh RLTĐ có liên quan đến mê đạo của tai trong nên được đông y gọi là mê đạo lộ tích thuỷ hoặc nội nhĩ huyễn vậng chứng. RLTĐ có nhiều mức độ khác nhau, được phân thành RLTĐ ngoại biên và RLTĐ trung ương.

trái vải
hoa hoè
Hoa cúc trắng
Trường hợp RLTĐ ngoại biên có các mức độ như sau: chóng mặt tư thế lành tính (nhẹ, kéo dài khoảng 1 phút); RLTĐ ngoại biên cấp (viêm mê đạo cấp) có cơn kéo dài vài ngày, sau 1-2 tuần có thể hết cơn; RLTĐ Ménière là cơn nặng. Trường hợp RLTĐ trung ương thường do thiểu năng tuần hoàn não (hạ huyết áp tư thế, chèn ép do thoái hoá cột sống cổ…).
Chữ huyễn có nghĩa là hoa mắt, nhìn không rõ, tưởng thật mà không có thật. Chữ vậng (còn đọc là vựng) nghĩa là đầu óc choáng váng như say, mắt tối sầm xây xẩm ngã nhào.
Các bậc danh y tiền bối của y học đông phương cho rằng sở dĩ có tình trạng huyễn vậng là do tác động của các nguyên nhân sau:
- Do khí hư hoặc huyết hư, hoặc cả khí huyết đều hư (suy nhược cơ thể). Sự suy yếu này có thể do thất tình (7 thứ tính chí), mừng, vui, lo nghĩ, sầu bi, giận, thương, sợ hãi bị kích động khác thường, tinh thần bị tổn hại mà sinh ra RLTĐ.
- Do chữa lầm thuốc, sinh hoạt tình dục quá độ, say rượu kéo dài.
- Do bị ngoại cảm, cảm nhiễm tà khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả)
- Do bị chấn thương, mất máu quá nhiều, chấn động não bộ.
Từ đó, có thể chẩn đoán RLTĐ của người bệnh có nguyên nhân chủ yếu nào để có phương pháp trị bệnh thích hợp.

nhân trần
cỏ mần trầu
hà thủ ô
Nguyên tắc chữa bệnh như sau: khí hư thì phải bổ khí (sử dụng các loại thuốc như nhân sâm, huỳnh kỳ, đảng sâm, ba kích, bạch truật, thịt heo, thịt dê, bạch quả…). Huyết hư thì phải bổ huyết (dùng các loại thuốc: thục địa, đương qui, hà thủ ô, hồng táo, lệ chi, long nhãn…). Khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết.
Do thất tình tổn thương thì cần chú ý giữ tinh thần thanh thản, không nên quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi…
Do bị ngoại cảm, cảm nhiễm tà khí, phải dùng các bài thuốc chữa ngoại cảm. Do chấn thương phải chữa trị kịp thời các di chứng, bồi bổ khí huyết cho cơ thể hồi phục.
Nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện sống; làm việc, nghỉ ngơi điều độ, không nên gắng quá sức, căng thẳng vì công việc.
Chế độ ăn uống nên thanh đạm; ăn nhiều rau quả, các loại đậu hạt; hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu; các thức uống có cồn; bỏ hút thuốc lá dần dần.
nấm mộc nhĩ đen
Một số món ăn, uống có ích cho người bị RLTĐ
- Nấm mộc nhĩ trắng (tuyết nhĩ, ngân nhĩ) 15-20g nấu canh với 50g thịt nạc heo và táo đỏ để ăn lúc đói.
- Trà (xanh hoặc đen) 5g nấu với vỏ quít (trần bì) 10g cùng với ½ lít nước, sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô (nướng sơ) 6-8g, cam thảo (tẫm mật nướng) 4g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Xác ve sầu (thuyền thoái) 30g, tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 2-3g với nước pha ít rượu, sau khi ăn cơm.
- Hoa cúc trắng (bạch cúc hoa) 6-8g, tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, dùng uống sau bữa ăn.


lá chè xanh
- Câu đằng, tức đoạn thân có móc của câu đằng.
Tóm lại, bất kỳ ai cũng có thể đã từng bị những cơn chóng mặt, xây xẩm, nhưng nếu có triệu chứng của RLTĐ (như trên đã nêu), nên nghĩ ngay tới việc điều trị tích cực, phòng ngừa các tai biến, các hệ luỵ khác.

Ăn uống chữa chóng mặt
Chứng chóng mặt thường có nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy theo nguyên nhân mà có cách chữa trị khác nhau. Thường gặp các trường hợp sau:
Chóng mặt do khí hư: khí lực không đủ, người mệt mỏi ra mồ hôi nhiều, sắc mặt trắng nhợt, tiếng nói yếu nhỏ, chán ăn, mệt mỏi, dễ cảm mạo, thường chóng mặt đi lại không vững vàng, dễ bị tiêu chảy. Nên thường xuyên ăn một trong các loại cháo như: cháo thịt gà, cháo thịt heo (thịt thăn heo), cháo thịt dê. Hoặc dùng món cháo nấu với hạt dẻ hoặc cháo khoai lang.


hạt dẻ
- Cháo hạt dẻ: hạt dẻ 20 hạt, gạo tẻ 50g. Luộc chín hạt dẻ, bóc vỏ và màng ngoài. Bỏ hạt dẻ chung với gạo nấu thành cháo. Ăn lúc còn nóng có thể thêm ít đường hoặc mật ong. Món cháo hạt dẻ có tác dụng bổ khí, bổ tỳ vị, bổ thận, làm gân xương cứng cáp.
- Cháo khoai lang: khoai lang 150-200g, gạo tẻ 100g. Chọn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng, rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ, bỏ chung với gạo đã vo sạch để nấu thành cháo. Chia 2 lần ăn nóng trong ngày hoặc dùng điểm tâm.
Món cháo khoai lang có tác dụng ích khí, kiện tỳ, chữa chứng chóng mặt do khí hư, phòng ngừa mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch.

Chóng mặt do huyết hư: người mệt mỏi, chán ăn, sắc mặt tái xanh, chóng mặt, tinh thần uể oải, thiếu máu, tiểu cầu trong máu giảm. Có thể dùng một trong các loại cháo sau:

canh khoai lang
- Cháo vải: dùng vải khô 50g, gạo nếp 100g, vải khô bỏ vỏ ngoài, cho vào nồi chung với gạo nếp và lượng nước thích hợp để nấu cháo. Dùng để ăn sáng, ăn liên tục 3-5 ngày. Món cháo trái vải khô có tác dụng bổ máu, bổ tỳ rất tốt cho người cao tuổi bị chóng mặt do thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh cơ thể suy yếu, người bị đau dạ dày, đau sưng cổ họng.
- Cháo dâu: dùng quả dâu tằm 30g khô hoặc 60g tươi, ngâm và rửa sạch, nấu với gạo tẻ 100g thành cháo, thêm ít đường phèn vào đánh tan. Chia 2 lần ăn lúc đói bụng. Món cháo dâu có tác dụng bổ huyết, bổ gan thận, an thần, sáng mắt, thông tiện; chữa được chứng chóng mặt do huyết hư, mắt mờ, tai ù, râu tóc bạc sớm, lưng gối nhức mỏi, táo bón, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Chóng mặt do khí huyết đều hủ (cơ thể suy nhược)
Người suy yếu, mặt tái xanh, hơi thở yếu, tiếng nói nhỏ, ăn ngủ kém, mệt mỏi, đi đứng không vững vàng. Nên dùng một trong các loại cháo như: cháo thịt gà, cháo thịt thăn heo, cháo thịt dê, cháo thịt bò, cháo trứng gà, cháo vải, dâu. Đồng thời uống thêm bài thuốc sau: Đinh lăng (rễ) 16g, đậu ván 12g (sao), đậu đen (sao) 12g, hà thủ ô 12g, lá dâu tằm 8g, lạc tiên 12g, hạt sen 12g, long nhãn nhục 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Chóng mặt do đau nửa đầu
Còn gọi là thiên đầu thống, thường đau một bên đầu, có khi đau dữ dội, sắc mặt tái nhợt, chảy nước mắt sống, chảy nước mũi, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn. Nên dùng một trong các bài thuốc sau:
- Kinh giới 8-12g, mạn kinh tử 6-8g (còn gọi là cây quan âm, cây thuốc kinh), cỏ mần trầu 8-12g, bạc hà 6-8g, lạc tiên 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
đinh lăng
- Rễ cây đinh lăng 12g, đậu ván (sao) 12g, đậu đỏ (sao) 12g, hà thủ ô đỏ 12g, ké đầu ngựa 16g, kinh giới 12g, mạn kinh tử 12g, lá dâu tằm 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
Người chóng mặt do đau nửa đầu mà cơ thể suy yếu thì nên thường xuyên ăn xen kẽ các lọai cháo: gà, thịt thăn heo, thịt dê, thịt bò, vải, dâu, táo, long nhãn, mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng.
Chóng mặt do cao huyết áp: người bị bệnh cao huyết áp (trên 140/90mmHg) nên chữa bệnh bằng bài thuốc sau:
Hoa cúc 12g, thảo quyết minh 12g, hoa hoè 8g, nhân trần 10g hoặc dừøa cạn 12g, kiến cò (bạch hạc)12g, hoa cúc 10g, lạc tiên 12g, rễ tranh 12g, mã đề 8g, trần bì 4g, cam thảo nam 8g. Nấu với 750ml nước sắc còn 300ml, chia 2 lần uống truớc bữa ăn

long nhãn nhục
Chóng mặt thể rối loạn tiền đình
Đây là loại chóng mặt nặng nhất, thường có cảm giác mọi vật chung quanh quay cuồng, không đứng vững được, kèm buồn nôn, ù tai, sắc mặt tái nhợt ra nhiều mồ hôi. Cơn kéo dài vài phút, xảy ra vài ngày đến 2 tuần. Nên dùng một trong các bài thuốc sau:

long nhãn nhục- Long nhãn nhục 12-16g, hoài sơn (củ khoai mài) 12g, ngũ vị tử 10g, toan táo nhân (sao chín) 10g, đương qui hoặc hà thủ ô 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Long nhãn nhục 12-16g, thục địa 12-16g, trần bì 12g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, thêm ít đường cát, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Người có nhiều đàm (đờm) thì dùng bài thuốc sau: Trần bì 10g, bán hạ 10g, cúc hoa 12g, ngưu tất (hoặc cỏ xước) 12g, đậu ván (sao) 12g, rễ tranh 12g, cam thảo nam 10g. Nấu với 750ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.