Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Mang trinh

Khóc thầm vì ngộ nhận về màng trinh
Màng trinh là một trong những điều kỳ diệu của người con gái. Đó là “chiếc then cài” bí mật thú vị mà bất cứ thiếu nữ nào cũng phải giữ gìn cẩn trọng trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên, xung quanh màng trinh cũng nảy sinh nhiều sự ngộ nhận tai hại làm cho nhiều cô gái tuổi teen phải khóc thầm do thiếu hiểu biết.



Màng trinh ở thiếu nữ có độ dày mỏng như nhau?
Không đúng. Màng trinh là một tấm màng mỏng mảnh ở cửa âm đạo của người con gái, với một hay nhiều lỗ để kinh nguyệt thoát ra. Màng trinh có độ dày mỏng khác nhau tuỳ theo cơ địa của từng người. Tuy nhiên, cũng có người sinh ra không có màng trinh; có người thì màng trinh quá mỏng, đã tự rách khi đi xe đạp, trèo cây hay chấn thương thể thao…từ lúc nào chẳng biết. Và cũng có trường hợp sở hữu một màng trinh rất dày, đến nỗi người đó sau khi đã sinh con rồi mà vẫn chưa bị rách.


Nếu “còn” màng trinh thì lần đầu giao hợp nhất thiết phải chảy chút máu?
Điều này nửa đúng nửa sai. Trên thực tế, ngoài những sự cố bị rách màng trinh từ trước do khách quan, thì màng trinh thường bị rách khi lần đầu người con gái có quan hệ tình dục với bạn trai. Khi màng trinh bị rách, âm đạo thường bị chảy một chút máu và kèm theo đau rát. Tuy nhiên, không phải bất cứ người con gái nào lần đầu giao hợp cũng có hiện tượng giống nhau như vậy. Có người thấy đau rát nhưng lại không hề bị chảy máu. Và cũng có trường hợp không hề cảm thấy đau rát và chảy máu khi rách màng trinh. Đó là chưa kể trường hợp do bị viêm âm đạo mà giao hợp thì cũng xảy ra hiện tượng như bị rách màng trinh, vừa bị đau rát vừa chảy máu.


“Còn” màng trinh nghĩa là cô gái đó còn trong trắng và ngược lại?
Điều này cũng nửa đúng nửa sai. Có những người do màng trinh quá dày, nên dù nhiều lần ân ái vẫn chưa bị rách. Trong khi có không ít cô gái vẫn còn thực sự trong trắng, chưa một lần ân ái với con trai, nhưng lại không may bị rách màng trinh do một vài sự cố và chấn thương nhỏ trong cuộc sống. Và cũng có trường hợp đã nhiều lần giao hợp, nhưng để nguỵ trang là “người đầu tiên” của người yêu nhằm bảo vệ hạnh phúc, nên đã đi vá lại màng trinh. Công nghệ vá màng trinh đã được thực hiện ở nước ngoài từ lâu. Do đó, việc còn hay mất màng trinh không phải là thước đo phẩm hạnh của mỗi cô gái. Các đấng nam nhi không nên quá nặng nề về điều đó. Điều quan trọng là phải thương yêu nhau chân thành, sống lành mạnh và giúp đỡ nhau hướng tới tương lai tươi sáng. Tình dục chỉ là một phần của tình yêu, chứ không phải là yếu tố quyết định cho cả một cuộc tình.


Bệnh thị dâm
Thị dâm (tiếng Anh: voyeurism, scopophilia hoặc peeping tom) là chỉ hành vi một người chủ động nhìn trộm những hoạt động riêng tư như tắm, thay quần áo, ân ái hoặc những phút hớ hênh của người khác (chủ yếu là của phái đẹp) để tạo cảm giác “sung sướng” cho mình. Đây được coi là một lệch lạc giới tính.
Những người mắc bệnh thị dâm sẽ càng thấy hứng thú khi có cảm giác “lo sợ bị bắt gặp” hay có “cảm giác nguy hiểm”. Tuy nhiên, sở thích xem phim “mát mẻ” không phải là thị dâm. Các teen mới chập chững trưởng thành nên có nhiều tò mò giới tính mà chưa được giải đáp chính đáng hoặc đầy đủ. Sự chắp vá kiến thức lẫn những “cảm xúc mới mẻ” của tuổi mới lớn dễ khiến các teen có những lầm tưởng về tình dục.
Hiện nay vẫn không có cách giải thích khoa học nào về nguyên nhân dẫn tới chứng thị dâm. Các chuyên gia đưa ra cách giải thích rằng, hành vi đó là do một sự quan sát thoạt tiên ngẫu nhiên không chủ ý nhưng được lặp đi lặp lại liên tiếp nên được củng cố và ghi sâu vào tâm trí người quan sát.


Trong hồi tưởng của người thị dâm đầy những hình ảnh kích dâm, thỉnh thoảng họ lại “lôi ra” để làm nền khi thủ dâm. Khoái lạc tình dục của họ bắt đầu từ việc nhìn trộm, cảm giác này đi từ hồi hộp lo sợ đến căng thẳng, tránh bị người khác phát hiện… Ở giai đoạn này, kích thích đi từ cơ quan thị giác lên vỏ não, rồi được truyền từ trung tâm thần kinh xuống tuỷ sống làm máu dồn về cơ quan sinh dục. Sự kích thích kéo dài có thể gây xuất tinh. Điều này giải thích tại sao những người mắc chứng thị dâm rất khó bỏ được tật xấu của mình.
Thị dâm không phải là một căn bệnh mà chỉ là một cái tật, nên chỉ sửa lại cho “hoàn chỉnh", chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Người mắc chứng thị dâm cần được “sửa” càng sớm càng tốt, đặc biệt là các bạn tuổi teen. Nếu thấy mình có những dấu hiệu như trên thì hoặc là tự bản thân phải khắc phục bằng cách tự tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, tham gia những hoạt động có ích, dành thời gian cho học tập và nghỉ ngơi hợp lý, không tạo cho mình những cơ hội tiếp cận với những hình ảnh dễ kích thích như trên. Còn nếu không đủ “bản lĩnh” tự “sửa mình” thì hãy tiếp xúc với các chuyên gia về vấn đề giới tính để có những lời khuyên và biện pháp hữu ích.
Thu An
Đương thời