Thuốc nào cho những dòng sông?
Tiến sĩ Giấy Vụn
Trong bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết: Nước gương trong soi tóc những hàng tre… và Tôi dang tay ôm nước vào lòng/ Sông mở nước ôm tôi vào dạ. Dù thời bấy giơ,ø quê hương còn nghèo nàn lạc hậu, lại lâm cảnh chiến tranh, nhưng so ra tuổi thơ của Tế Hanh còn hạnh phúc gấp nghìn lần bọn trẻ bây giờ. Hiện nay, trẻ em muốn tìm một khúc sông còn trong lành để ngụp lặn, tắm mát cũng là điều khó khăn, còn hơn đi tìm kho báu bí mật ở đảo hoang.
Tiến sĩ Giấy Vụn
Trong bài Nhớ con sông quê hương, nhà thơ Tế Hanh viết: Nước gương trong soi tóc những hàng tre… và Tôi dang tay ôm nước vào lòng/ Sông mở nước ôm tôi vào dạ. Dù thời bấy giơ,ø quê hương còn nghèo nàn lạc hậu, lại lâm cảnh chiến tranh, nhưng so ra tuổi thơ của Tế Hanh còn hạnh phúc gấp nghìn lần bọn trẻ bây giờ. Hiện nay, trẻ em muốn tìm một khúc sông còn trong lành để ngụp lặn, tắm mát cũng là điều khó khăn, còn hơn đi tìm kho báu bí mật ở đảo hoang.
Nhiều dòng sông đã bị nhiễm độc bởi nước thải, hoá chất… vô tư, vô tội vạ đổ ra từ các nhà máy, khu công nghiệp; đôi bờ lềnh bềnh nhầy nhụa rác rến, bao ni lông, xác động vật… Xưa là “con sông xanh xanh sớm chiều êm ả nước trôi”; nay thành “con kênh đen thui khách giang hồ ngang qua bịt mũi, thối lui”. Một anh bạn nhà thơ than thở: “Trước đây, sông là nơi hẹn hò của đôi lứa yêu nhau, tạo nguồn cảm hứng cho thi ca âm nhạc. Nay, sông là nơi lý tưởng để người bị tình phụ hoặc bị giựt hụi đến tự tử, thì chắc chết hai trăm lẻ một phần trăm. Cá còn ngủm củ tỏi huống chi người!”.
Trước đây, nghe ca khúc Trịnh Công Sơn có câu “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” hoặc “dòng sông đã qua đời”, nhiều người thắc mắc: Sông bỏ đi đâu? Sông đau bịnh nan y hoặc bị ai giết mà lại qua đời? Nay mới thấy nhãn tiền nhiều dòng sông đang hấp hối và sắp về chầu… sông Ngân ở trên trời. Nhưng, ai là thủ phạm giết sông? Khoa học điều tra hình sự hiện đại đã tiến bộ vượt bậc với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện tối tân, nhưng xem ra cũng “bó tay chấm com” trong việc truy tìm thủ phạm “giang tặc” giấu mặt. Hà Bá, thần sông vang danh kim cổ, nay xem ra cũng hết linh thiêng và tỏ ra bất lực, khi vương quốc của mình bị xâm lấn và có nguy cơ… tiệt thuỷ. Bằng chứng cụ thể gần đây, sông Thị Vải ở Đồng Nai kêu cứu trong cơn quằn quại hấp hối; nông dân quanh vùng chỉ đích danh tên “sát giang” chính là tay “thương hồ” VEDAN. Nhưng cả năm rồi, thủ phạm vẫn nhởn nhơ, ung dung ngoài vòng cương toả; lại còn tỏ ra ta đây từ bi hỉ xả, hứa nhăn hứa cuội, sẽ làm từ thiện hỗ trợ một phần thiệt hại cho nông dân. Nghe bàn dân thiên hạ kháo nhau rằng nông dân Đồng Nai đang vác đơn lên… trời kiện VEDAN. Trời phái thiên lôi xuống điều tra, bắt quả tang nghi can lén lút xả chất độc giết hại Thị Vải. Nhưng nghe nói cũng chưa đủ yếu tố để truy tố hình sự, phải chờ để tập hợp thêm chứng cứ. Mà chứng cứ thì rành rành ra đó! Đồng cảnh ngộ với Thị Vải, sông Thị Tính ở Bình Dương cũng đang lâm vào tình trạng thê thảm, sắp chết mà kêu không thấu trời!
Trước đây, nghe ca khúc Trịnh Công Sơn có câu “từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ” hoặc “dòng sông đã qua đời”, nhiều người thắc mắc: Sông bỏ đi đâu? Sông đau bịnh nan y hoặc bị ai giết mà lại qua đời? Nay mới thấy nhãn tiền nhiều dòng sông đang hấp hối và sắp về chầu… sông Ngân ở trên trời. Nhưng, ai là thủ phạm giết sông? Khoa học điều tra hình sự hiện đại đã tiến bộ vượt bậc với sự hỗ trợ của nhiều phương tiện tối tân, nhưng xem ra cũng “bó tay chấm com” trong việc truy tìm thủ phạm “giang tặc” giấu mặt. Hà Bá, thần sông vang danh kim cổ, nay xem ra cũng hết linh thiêng và tỏ ra bất lực, khi vương quốc của mình bị xâm lấn và có nguy cơ… tiệt thuỷ. Bằng chứng cụ thể gần đây, sông Thị Vải ở Đồng Nai kêu cứu trong cơn quằn quại hấp hối; nông dân quanh vùng chỉ đích danh tên “sát giang” chính là tay “thương hồ” VEDAN. Nhưng cả năm rồi, thủ phạm vẫn nhởn nhơ, ung dung ngoài vòng cương toả; lại còn tỏ ra ta đây từ bi hỉ xả, hứa nhăn hứa cuội, sẽ làm từ thiện hỗ trợ một phần thiệt hại cho nông dân. Nghe bàn dân thiên hạ kháo nhau rằng nông dân Đồng Nai đang vác đơn lên… trời kiện VEDAN. Trời phái thiên lôi xuống điều tra, bắt quả tang nghi can lén lút xả chất độc giết hại Thị Vải. Nhưng nghe nói cũng chưa đủ yếu tố để truy tố hình sự, phải chờ để tập hợp thêm chứng cứ. Mà chứng cứ thì rành rành ra đó! Đồng cảnh ngộ với Thị Vải, sông Thị Tính ở Bình Dương cũng đang lâm vào tình trạng thê thảm, sắp chết mà kêu không thấu trời!
Mới đây, nửa khuya anh bạn giáo viên kiêm nhạc sĩ ở quê, gọi điện cho Giấy Vụn tôi: “Ông dàn xếp, nhảy xe đò tốc hành về quê gấp, viết giùm bài ai thán điếu văn. Quê nhà, bọn tui toàn là lùi sĩ, không ai giàu chữ dư nghĩa như tiến sĩ bổn gia. Nhứt định ông không được từ chối”. Tôi hoảng hốt: “Ai chết mà phúng với điếu? Bạn bè tụi mình có ai giận hiền thê, đứt gân máu qui tiên đột ngột sao? Ông nói rõ xem nào!”. Anh bạn cười hì hì: “Xin lỗi đã làm ông hoảng sợ. Bạn bè vẫn bình yên vô sự, riêng sông Vu Gia quê mình thì sắp tiêu đời rồi”. “Cha nội đừng giỡn chơi, núi sông chứ đâu phải thứ phàm phu tục tử bọn mình mà dễ chết vậy?”. “Nàng Vu Gia duyên dáng xinh đẹp mà tui với ông từng say mê làm thơ viết nhạc ngợi ca sắp thành… Vú Già khô sữa rồi. Ở đầu nguồn người ta thi nhau xây năm bảy cái đập thuỷ điện, khiến dòng sông cạn kiệt. Ít bữa nữa, cánh đồng Đại Lộc, Điện Bàn (Quảng Nam) có nguy cơ trở thành sa mạc vì không còn nước tưới; dân Đà Nẵng sẽ chết khát vì sông Cẩm Lệ, sông Hàn là hạ lưu của Vu Gia bị nhiễm mặn. Không lẽ toàn dân toàn quân uống bia La Rue thay nước? Đây là nguy cơ nhãn tiền các nhà chuyên môn đã cảnh báo rùm beng trên báo chữ, báo nói, báo hình; chứ không phải do tôi phịa ra để hù doạ bạn hiền đồng hương đâu nhé!”
Vu Gia mà so với Mekong thì chỉ là em út chút chít. Ông lớn Trung Quốc xây nhiều đập ngăn nước vĩ đại ở đầu nguồn sông Mekong, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng. Vừa rồi các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong nhóm họp ở Thái Lan để bàn bạc giải pháp khắc phục. Mekong là sông chung của 6 nước, nhưng cuộc họp lại vắng mặt anh cả đầu nguồn, thử hỏi làm sao có giải pháp khả thi?!
Vu Gia mà so với Mekong thì chỉ là em út chút chít. Ông lớn Trung Quốc xây nhiều đập ngăn nước vĩ đại ở đầu nguồn sông Mekong, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong, trong đó có Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng. Vừa rồi các nước thuộc tiểu vùng sông Mekong nhóm họp ở Thái Lan để bàn bạc giải pháp khắc phục. Mekong là sông chung của 6 nước, nhưng cuộc họp lại vắng mặt anh cả đầu nguồn, thử hỏi làm sao có giải pháp khả thi?!
Khi Giấy Vụn tôi đang viết những dòng này thì báo Tuổi trẻ đưa tin sông chị Sài Gòn bị lây nhiễm chất độc từ sông em Thị Tính đổ vào. Các nhà khoa học môi trường đang lo sốt vó tìm thuốc…tiên, chữa bệnh hiểm nghèo cho sông. Anh bạn nhà báo chuyên viết cho Tuổi trẻ cười bảo: “Trong tình hình này, mình sẽ bỏ viết báo, chuyển sang kinh doanh bán… nước, chắc chắn hốt bạc tỉ, sắm xe hơi nhà lầu dễ như chơi!”.
Nghĩ về những dòng sông đã, đang và sắp… qua đời, tự nhiên tôi nhớ lại bài thơ Sông Lấp của cụ Tú Xương: Sông xưa giờ đã nên đồng/ Chỗ xây nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Khuya nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. So ra cả sông lẫn người thời cụ Tú còn hạnh phúc hơn sông và người thời bây giờ. Sông ở làng Vị Hoàng xưa chết an bình theo thiên nhiên dâu bể; còn sông bây giờ bị đầu độc bức tử, chết tức tưởi oan ức, lại để tiếng… thối cho miệng thế gian. Người xưa ít ra còn được “khuya nghe tiếng ếch” để hoài niệm quá khứ; còn nay ếch nhái, ngô khoai nào sống sót nổi với những sông rạch, bãi bờ ô nhiễm hoá chất độc hại?! Xưa có làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng…; nay Giấy Vụn tôi chợt rùng mình khi nghe báo chí đưa tin đây đó xuất hiện những làng quái lạ: làng… Ung Thư?!
Nghĩ về những dòng sông đã, đang và sắp… qua đời, tự nhiên tôi nhớ lại bài thơ Sông Lấp của cụ Tú Xương: Sông xưa giờ đã nên đồng/ Chỗ xây nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai/ Khuya nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. So ra cả sông lẫn người thời cụ Tú còn hạnh phúc hơn sông và người thời bây giờ. Sông ở làng Vị Hoàng xưa chết an bình theo thiên nhiên dâu bể; còn sông bây giờ bị đầu độc bức tử, chết tức tưởi oan ức, lại để tiếng… thối cho miệng thế gian. Người xưa ít ra còn được “khuya nghe tiếng ếch” để hoài niệm quá khứ; còn nay ếch nhái, ngô khoai nào sống sót nổi với những sông rạch, bãi bờ ô nhiễm hoá chất độc hại?! Xưa có làng tranh Đông Hồ, làng gốm Bát Tràng…; nay Giấy Vụn tôi chợt rùng mình khi nghe báo chí đưa tin đây đó xuất hiện những làng quái lạ: làng… Ung Thư?!